Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

MÀU SẮC XE TOYOTA THEO BẢN MỆNH (NGŨ HÀNH)

MÀU SẮC XE TOYOTA THEO BẢN MỆNH (NGŨ HÀNH)
Hiện nay đang và có phong trào sử dụng màu sắc trong mọi lĩnh vực cuộc sống như chọn màu ô tô, nhà cửa, trang phục và các vật dụng sinh hoạt hằng ngày theo sở thích cá nhân  sao cho phù hợp với “mệnh “ ngũ hành của họ.
Tôi thường nghe họ nói: Tôi mệnh mộc nên chọn màu xanh, hoặc mệnh hỏa thì chọn màu đỏ..v.v…Thôi thì đủ thứ quan niệm về “mệnh” của họ. Mục đích chọn màu theo “ mệnh” là hy vọng cái màu đó sẽ làm cho cái “mệnh” của họ được tốt đẹp hơn, được hạnh phúc dài lâu hơn. Điều đó có đúng cả về lý luận và thực tiễn không? Vậy “mệnh “ là gì? Phải hiểu nó theo quan điểm nào cho đúng. Theo quan điểm của nho giáo thì Mệnh ở của con người là Mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, mất, tốt, xấu…v…v.. hình như có cái gì đó chủ trương, sắp đặt, tác động mang tính vô hình không phải do sức người làm ra, nó ẩn chứa sức mạnh vô hình nào đó tác động vào để làm ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của con người. Nho giáo cho rằng đó là mệnh Trời, Khổng Tử nói: “Không hiểu mệnh trời thì không phải là người quân tử”. Vậy nên, mệnh là khái niệm vô hình nó có sức mạnh thật sự, sức mạnh đó là sự may mắn, tốt xấu nó làm ảnh hưởng đến sự thành công hay là thất bại trong công việc của con người, đó là sức mạnh hữu hình. Các nước phương Tây cũng công nhận có một sự may mắn nào đó tác động vào để dễ dàng thành công ngay cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Dịch lý học Phương đông (Hà Đồ - Lạc Thư) cho rằng mệnh trời có nguồn gốc từ sự biến dịch của ngũ hành, mà ngũ hành là 5 trạng thái vật chất (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ) cơ bản nhất có đầu tiên vũ trụ. Chữ hành phải hiểu là biến đổi không ngừng, lưu hành và lan tỏa khắp trong trời đất, trong lòng vạn vật và con người .Ngày nay thì nói rằng: “Vận động là thuộc tính cơ bản nhất của vật chất, là nền tảng và động lực để vũ trụ vận động và sinh thành vạn vật, con người.”
Tóm lại: Ngũ hành là vật chất mà thuộc tính của nó là vận động (biến dịch) chứ không phải đứng yên vĩnh cửu. Trong lúc đó quan điểm hầu hết của mọi người hiện nay trong việc lựa chọn màu sắc là ngũ hành màu sắc không bao giờ thay đổi. Thí dụ: 1 người tuổi Giáp Tý có ngũ hành bản mệnh là Hải Trung Kim nên họ chọn màu trắng (vì hành Kim có màu trắng). Nên nhớ rằng hành Kim này có trạng thái: Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim. Tức là có 5 loại Kim khác nhau nên cũng có 5 loại màu khác nhau của hành Kim, vật chọn màu nào đây cho phù hợp với tuổi Giáp Tý? Hành Kim là hành cơ bản và chính nó cũng liên tục biến đổi như đã nêu trên. Như vậy nếu chọn màu Trắng là vì hành Kim thì có đúng với tính chất của Dịch Lý Học Đông Phương hay không? Theo quy luật Tương Sinh của Ngũ hành (Hà Đồ) thì hành Kim có được là do hành Thổ mà có (vì Thổ sinh Kim), vậy là hành Thổ là cái gốc, cái nguồn, là kho chứa để sản sinh ra hành Kim, do đó có nên chọn màu Vàng của Thổ cho những người có mạng là hành Kim hay không? Đó là điều cần suy nghĩ và cân nhắc cho đúng.
Dịch Lý Học Phương Đông là cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc nhất cho việc chọn màu sắc cho phù hợp với lý luận và đúng đắn trong thực tế.
Trong quá trình biến dịch của Ngũ hành thì màu sắc của ngũ hành luôn biến đổi, do đó làm xuất hiện khái niệm Kim đới Thổ, Kim đới Mộc, Kim đới Hỏa, Kim đới Thủy… vậy Đới là gì? Đới là kề cận với nhau, tiếp xúc với nhau, pha trộn với nhau, nhưng vẫn giữ được tính chất cơ bản của chủ thể, ví như người hoạ sĩ pha trộn các màu sắc với nhau, tiếp xúc với nhau để diễn tả màu sắc đặc trưng của chủ thể. Thí dụ màu đỏ pha trộn với màu trắng và màu nâu để có được màu hồng đậm hoặc nhạt (tùy thuộc vào tỷ lệ), do đó màu đỏ (hỏa) ban đầu đã thay đổi vì nó đã được pha trộn với màu trắng (kim) và màu vàng (nâu) của hành Thổ nên màu cuối thu được là đới giữa Kim và Thổ. Trong các màu sắc của tự nhiên không bao giờ có màu sắc cố định của ngũ hành là Đỏ Xanh Trắng Vàng Đen, nó chỉ là các màu hỗn hợp của ngũ hành nhưng vẫn giữ được bản chất cơ bản của màu chủ thể. Ví dụ như màu xanh đậm, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lá cây, xanh nhạt… Nếu người có mệnh Mộc thì chọn màu xanh gì cho phù hợp? Đó là điều cần phải suy nghĩ.
Việc ứng dụng ngũ hành của tuổi năm sinh trong cuộc sống là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, không thể hiểu đơn giản là tôi mệnh này thì phải dùng màu này, ông kia bà nọ mệnh ấy thì phải dùng màu ấy. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì cần gì phải dùng tới dịch lý học Phương Đông.
Quan điểm dịch lý học về lĩnh vực sử dụng màu sắc là quan điểm về biến dịch của ngũ hành theo không gian mà cụ thể là quan điểm của biến dịch về ngũ hành theo không gian và thời gian mà cụ thể là phải tìm cho được nguồn gốc sâu xa của Cục Ngũ Hành theo quan điểm “Tam Hợp Địa Chi Sinh Cục Ngũ Hành” mà địa lý phong thủy – Tử Vi của Trần Đoàn – Bát Tự Lữ Tài đã sử dụng nó trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Cục ngũ hành là nguồn gốc cơ bản và nền tảng biến dịch của các hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.
Tam hợp địa chi sinh cục ngũ hành là kết hợp 3 địa chi khác nhau có ngũ hành khác nhau, nhưng khi kết hợp lại với nhau thì có 1 ngũ hành chung để điều hành cho cả 3 hành đó. Thí dụ: Thân (+kim) – Tý (+thủy) – Thìn (+thổ) => cả 3 điạ chi này có cục ngũ hành chung là Thủy cục, cục này điều hành và chi phối màu sắc cho cả 3 hành là Kim Thủy Thổ màu sắc cơ bản (chủ thể) của cục này là màu Đen, nhưng khi đới với Kim – Thủy – Thổ thì lại có màu riêng là màu xanh nước biển (Đại Hải Thủy), màu xanh da trời (Thiên Hà Thủy), màu xanh nước suối (Tuyền Trung Thủy), vậy nên những người có tuổi Thân – Tý – Thìn thì có thể sử dụng các màu xanh trên có được không? Theo Tôi thì hoàn toàn được vì nó đúng với quy luật biến dịch của ngũ hành từ bản thể gốc là cục ngũ hành và trong thực tế của cuộc sống thì không ai dám sơn nhà có màu đen theo quan niệm là tôi mệnh thủy phải sơn màu đen.
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân khi bàn luận về việc sử dụng màu sắc trong cuộc sống dựa trên quan điểm Dịch Lý Học phương Đông. Quan điểm của cá nhân tôi đúng hoặc sai thì tôi vẫn mạnh dạn nêu lên để mọi người tham khảo, đóng góp và cùng nhau xây dựng để cuối cùng có được tầm nhìn chung nhất, đúng đắn nhất trên quan điểm dịch lý trong việc sử dụng màu sắc theo tuổi, năm sinh của mỗi người.
Soạn giả

0 nhận xét:

Đăng nhận xét