Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

CÁCH CHỌN MÀU XE THEO TUỔI

Dưới đây là bảng tra Ngũ hành theo năm sinh:
1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến Kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố Mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê Thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung Thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu Mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải Thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung Kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung Hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm Mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng Thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong Kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu Hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ Thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu Thổ (Đất trên thành)
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp Kim (Vàng trong nến rắn)
Bảng mầu tương hợp
Ví dụ: Bạn sinh năm 1980 ==> mạng Thạch Lựu Mộc, tức là cây cối, mạng tương sinh ra bạn là mạng Thủy (nước), tương khắc với bạn là Kim (kim lọai).
Vậy màu hợp với bạn gồm màu xanh lá cây (màu của bạn), màu của thủy gồm không màu (như kim cương, pha lê), đen, xanh dương. Màu khắc với bạn là màu bạc, màu óng ánh.
Khi mua xe, nên chọn xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân.
- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
- Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).
- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ.


Các từ khóa liên quan:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét